Thủ tục góp vốn đầu tư nước ngoài vào công ty tại Việt Nam mới nhất năm 2020

 NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP VỐN VÀO CÔNG TY VIỆT NAM


Căn cứ Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014  và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 , quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam (Công ty Việt Nam được hiểu là công ty được thành lập tại Việt Nam bao gồm: Công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) được quy định và thực hiện như sau:


Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại Công ty 100% vốn Việt Nam có những hình thức và điều kiện như sau:

I. Hình thức nhà Đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công Ty Việt Nam:

 

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
  • Đối với Công ty cổ phần: Thông qua việc Mua cổ phần của Công ty hoặc cổ đông được phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của Công Ty
  • Đối với Công ty TNHH: Thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên Công ty để trở thành thành viên của Công ty

II. Điều kiện nhà Đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công Ty Việt Nam:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên

III. Thực hiện Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần vào Công ty Việt Nam trong các trường hợp sau:

 

Đầu tư nước ngoài góp vốn

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.

IV. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần như sau:

 

Thủ tục đăng ký góp vốn đầu tư nước ngoài

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần gồm những nội dung sau: Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư dự kiến góp vốn, mua cổ phần; Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua góp vốn, mua cổ phần.
  • Bản sao CMND; Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân
  • Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức

V. Trình tự đăng ký góp vốn, mua cổ phần gồm 2 bước:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Việc thanh toán của bên nhận chuyển nhượng cho bên chuyển nhượng vốn góp

Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam; có thể được mở bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.


BẢNG GIÁ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

PHƯƠNG ÁN 1: 10.100.000VNĐ

Thành lập gián tiếp

PHƯƠNG ÁN 2: 20-35.000.000VNĐ

Thành lập trực tiếp

Ưu điểm: – Rút ngắn 50% thời gian hoàn tất.

– Chi phí thấp

– Thủ tục đơn giản

Ưu điểm: – Nhà đầu tư trực tiếp thành lập Công ty.

– Dễ dàng quản lý hồ sơ ban đầu

Nhược điểm: – Phải thành lập Công ty 100% vốn Việt nam, sau đó chuyển nhượng lại cho thành viên/ Cổ đông nước ngoài Nhược điểm: – Mất nhiều thời gian

– Chi phí cao

– Hồ sơ yêu cầu phức tạp

TỔNG THỜI GIAN

23 ngày làm việc 30-40 ngày làm việc

KẾT QUẢ BÀN GIAO

– Giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký doanh nghiệp)

– Mã số thuế

– Dấu tròn doanh nghiệp

– Hồ sơ đăng bố cáo

– Hồ sơ khai thuế ban đầu

– Thiết bị khai thuế Token Viettel 01 năm

– Bảng hiệu Công ty

– Giấy chứng nhận đầu tư

– Giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký doanh nghiệp)

– Mã số thuế

– Dấu tròn doanh nghiệp

– Hồ sơ đăng bố cáo

– Hồ sơ khai thuế ban đầu

– Thiết bị khai thuế Token Viettel 01 năm

– Bảng hiệu Công ty

HỒ SƠ YÊU CẦU – PHƯƠNG ÁN GIÁN TIẾP

Đối với cá nhân: –  03 Bản sao CMND/Hộ chiếu của người Việt Nam

– 03 bản sao Passport của Nhà đầu tư nước ngoài

Đối với tổ chức: – 02 bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Văn bản ủy quyền cho người đại diện tổ chức góp vốn

– Bản sao passport/Hộ chiếu của người đại diện vốn góp.

Lưu ý: Tài liệu nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật Công chứng sang tiếng Việt.

HỒ SƠ YÊU CẦU – PHƯƠNG ÁN TRỰC TIẾP

Đối với cá nhân: – Bản sao Passport của Nhà đầu tư nước ngoài

– Tài liệu chứng minh năng lực tài chính (Chứng thư ngân hàng)

– Hợp đồng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

Đối với tổ chức: – Bản sao Giấy phép kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Hợp đồng địa điểm thực hiện dự án đầu tư

– Báo cáo tài chính có kiểm toán năm gần nhất

– Văn bản ủy quyền cho người đại diện tổ chức thực hiện dự án

– Bản sao passport/Hộ chiếu của người đại diện vốn góp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn