Thủ Tục Thành Lập Công Ty Nước Ngoài Tại Việt Nam

Nguyên An Luật là một đơn vị chuyên về tư vấn Luật. Chúng tôi chuyên tư vấn thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Với những Luật sư và các cộng sự có kinh nghiệm trên 10 năm, thường xuyên tư vấn mọi thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư.

Chúng tôi hiểu rõ những khó khăn về Luật pháp khi Nhà đầu tư nước ngoài muốn đến Việt Nam để thành lập công ty. Với những điều kiện ràng buộc dày đặc về Luật pháp, các văn bản pháp luật quy định cho công ty nước ngoài rất nghiêm ngặt.

Là một đơn vị thường xuyên tư vấn pháp lý, với những kinh nghiệm cũng như kiến thức về chuyên môn vững vàng. Chúng tôi đáp ứng mọi điều kiện của pháp luật Việt Nam và mọi quốc tịch của Nhà đầu tư khi đến Việt Nam.

Bạn muốn đầu tư dưới hình thức thành lập công ty có vốn nước ngoài. Chỉ cần cho chúng tôi biết LĨNH VỰC đầu tư, QUỐC TỊCH nhà đầu tư. Bằng những nghiệp vụ vững chắc, chúng tôi đảm bảo sẽ giải đáp miễn phí mọi thắc mắc cho bạn ngay tức thì mà không cần phải suy nghĩ, tìm hiểu lại pháp luật Việt Nam.

LƯU Ý: Tất cả những điều kiện đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện, hình thức đầu tư, các ưu đãi cho nhà đầu tư đều được chúng tôi tư vấn miễn phí.

Ngôn ngữ tư vấn: Anh/Pháp/Nhật/Hàn/Trung

Ghi chú: Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam phải dựa vào 2 yếu tố chính:

Quốc tịch nhà đầu tư

Cam kết thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới (WTO).

Lý do:

Có một số nước trên thế giới chưa ký kết hiệp định thương mại với Việt Nam. Dẫn đến khó khăn khi được chấp thuận cấp phép cho nhà đầu tư vì liên quan đến quốc tịch.

Hiệp định thương mại (WTO) được khuyến khích thu hút đầu tư. Dựa trên những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, các nhà đầu tư nước ngoài được tự do kinh doanh tại Việt Nam thông qua hiệp định thương mại này.

I. HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI

 Công ty nước ngoài là công ty được thành lập ở nước ngoài, được luật pháp tại nước đó cấp phép và công nhận.

 Công ty có vốn nước ngoài là công ty được thành lập tại Việt Nam và được pháp luật Việt Nam công nhận.

Công ty có vốn nước ngoài dù sở hữu 1% vốn góp hoặc 100% vốn góp đều được gọi là Công ty có vốn nước ngoài.

Lưu ý: Khách hàng thường hay nhầm lẫn giữa tên gọi Công ty nước ngoài và Công ty có vốn nước ngoài.

II. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Đối với nhà đầu tư là cá nhân cần chuẩn bị:

TÀI LIỆU YÊU CẦU SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (xác nhận số dư ngân hàng) 01 bản Có thể sao kê online hoặc in trực tiếp từ ngân hàng
Hợp đồng thuê văn phòng hoặc biên bản ghi nhớ hợp đồng 01 bản Bản chính hoặc sao y chứng thực
Passport nhà đầu tư 03 bản Bản sao chứng thực nguyên cuốn

 2. Đối với nhà đầu tư là tổ chức cần chuẩn bị:

TÀI LIỆU YÊU CẦU SỐ LƯỢNG GHI CHÚ
Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ tương đương chứng minh pháp lý của Nhà đầu tư 01 bản Sao y chứng thực
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất có kiểm toán 01 bản Sao y chứng thực
LƯU Ý:

  • Trường hợp Công ty nước ngoài mới thành lập có thể thay thế bằng số dư ngân hàng của Công ty.
  • Các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sdịch công chứng theo tiếng Việt.
Hợp đồng thuê văn phòng hoặc biên bản ghi nhớ hợp đồng 01 bản Bản chính hoặc sao y chứng thực
Passport của người đại diện vốn góp cho nhà đầu tư 03 bản Bản sao chứng thực nguyên cuốn

III. TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI CHUNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

  ? Có bắt buộc Nhà đầu tư phải có mặt ở Việt Nam?

Không bắt buộc Nhà đầu tư phải có mặt tại Việt Nam. Luật chỉ quy định người đại diện pháp luật công ty nếu xuất cảnh khỏi Việt Nam quá 30 ngày thì phải ủy quyền cho ít nhất 01 người quản lý công ty tại Việt Nam.

“Trích dẫn Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp”

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

?  Nhà đầu tư làm việc tại Việt Nam cần giấy tờ gì liên quan đến lao động?

Nhà đầu tư là người trực tiếp góp vốn đầu tư, vì vậy thuộc trường hợp được miễn giấy tờ lao động khi làm việc tại Công ty.

“Trích dẫn Điều 172 Luật Lao động”

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

   1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

   2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

?  Nhà đầu tư có bắt buộc phải chuyển tiền góp vốn?

Ngay sau khi có giấy tờ pháp lý liên quan đến việc thảnh lập công ty. Nhà đầu tư phải tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng để góp vốn đầu tư. Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hết thời hạn góp vốn, Nhà đầu tư có nhu cầu xin gia hạn thêm thời hạn góp vốn phải làm thủ tục gửi đến cơ quan cấp phép.

“Trích dẫn Điều 48 Luật Doanh nghiệp quy định thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp”

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

? Nhà đầu tư có được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài?

Nhà đầu tư được quyền chuyển lợi nhuận về nước hoặc ra nước ngoài. Tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện cơ bản về luật pháp Việt Nam như sau:

  • Doanh thu của công ty không được âm (lỗ);
  • Hoàn tất nghĩa vụ về các khoản nợ;
  • Hoàn tất các nghĩa vụ về thuế (không nợ thuế).

“Trích dẫn Điều 69 Luật Doanh Nghiệp”

Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

?  Nhà đầu tư muốn ở Việt Nam lâu dài cần điều kiện và giấy tờ gì?

Nhà đầu tư ở Việt Nam có 02 cách: Sử dụng visa hoặc thẻ tạm trú. Đối với visa thường có thời hạn tạm trú (trung bình 01 tháng hoặc 03 tháng). Đối với thẻ tạm trú (Resident card) cho nhà đầu tư sẽ được tối thiểu 06 tháng và không quá 05 năm

Xem thêm:

?  Công ty phải thực hiện các thủ tục báo cáo thuế, kế toán như thế nào?

Luật quản lý thuế của Việt Nam quy định. Theo định kỳ, công ty phải thực hiện các thủ tục về báo cáo thuế gửi đến cơ quan cấp phép. Công ty có thể có kế toán hoặc thuê kế toán bên ngoài để tiết kiệm chi phí.

Xem thêm:

Trên đây là một vài câu hỏi thường gặp của Nhà đầu tư. Với những câu hỏi khác, Nhà đầu tư có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí:

  • Hotline: 0936 234 077 (Hỗ trợ zalo, viber)
  • Tư vấn qua email: tuvan@nguyenanluat.vn
  • Hỗ trợ trực tuyến tại website

GHI CHÚ: Để tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, nhà đầu tư cần chuẩn bị những tài liệu sau đó gửi về email: tuvan@nguyenanluat. Chúng tôi sẽ kiểm tra tài liệu kỹ càng miễn phí giúp Nhà đầu tư.

IV. CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI NGUYÊN AN LUẬT

Đối với những lĩnh vực đầu tư thông thường, thuộc cam kết hiệp định thương mại WTO

Phí dịch vụ:

  • GÓI 1: 23.000.000 VNĐ – 35.000.000 VNĐ (Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh). Đối với lĩnh vực sản xuất nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất chi phí dịch vụ theo thỏa thuận.

LƯU Ý: Phí trên chưa bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT), tài liệu dịch thuật công chứng.

  • GÓI 2: 25.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ (Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh). Đối với lĩnh vực sản xuất nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất chi phí dịch vụ theo thỏa thuận.

LƯU Ý: Phí trên đã bao gồm tất cả các tài liệu dịch thuật công chứng, sao y chứng thực tài liệu, 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).

 

Thời gian làm việc: 25 – 30 ngày làm việc

GHI CHÚ: Chi phí tại đây sẽ bao gồm:

  • Giấy phép đầu tư (giấy phép dự án)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Con dấu pháp nhân
  • Thiết bị khai thuế (token) online 12 tháng
  • Hồ sơ báo cáo thuế ban đầu

Xem thêm: Thủ tục mua lại cổ phần/phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam


V. QUY TRÌNH TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI NGUYÊN AN LUẬT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn