Đăng ký thành lập chi nhánh công ty

Công ty có nhiều địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở chính, bắt buộc phải đăng ký kinh doanh với cơ quan cấp phép theo quy định. Tùy theo nhu cầu của công ty mà đưa ra lựa chọn hình thức đăng ký cho phù hợp. Riêng để mở rộng quy mô, hình thức đăng ký thành lập Chi nhánh là phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Hồ sơ và thủ tục khá đơn giản.

Đăng ký thành lập chi nhánh công ty/doanh nghiệp

1. Đăng ký thành lập chi nhánh

  • Công ty có thể đăng ký chi nhánh bất kỳ và không giới hạn số lượng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Chi nhánh công ty có thể cùng địa chỉ trụ sở công ty hoặc ở địa chỉ khác bất kỳ.

HỒ SƠ YÊU CẦU:

  • Thông báo thành lập chi nhánh (mẫu quy định);
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (Áp dụng cho Công ty TNHH 2 thành viên, công ty Cổ phần);
  • Quyết định của Chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về việc thành lập chi nhánh;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu Chi nhánh.

Phí dịch vụ trọn gói thành lập chi nhánh tại Nguyên An Luật:

  • Giấy phép kinh doanh Chi nhánh: 1.000.000 VNĐ

 


2. Những đặc điểm nổi bật của Chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty được phép hoạt động tất cả các mã ngành giống công ty mẹ, và được phép đăng ký hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc. Tùy vào nhu cầu kinh doanh của công ty.

Mạng lưới hoạt động của chi nhánh công ty (hình minh họa)

Với nhu cầu trực tiếp bán hàng và lượng hóa đơn, chứng từ giao cho khách hàng nhiều thì nên chọn hạch toán độc lập.


3. Chi nhánh có được tự đặt in hóa đơn và phát hành?

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế thì Chi nhánh Công ty khi chọn hình thức hạch toán ĐỘC LẬP thì hoàn toàn có quyền đặt in hóa đơn.

Chi nhánh hoàn toàn được tự in hóa đơn (hình minh họa)

Mẫu hóa đơn, các loại phiếu thu, phiếu chi hoặc các chứng từ nội bộ khác hoàn toàn tự chủ giống như công ty mẹ.


4. Mức thuế phải đóng đối với Chi nhánh công ty

Theo Thông tư số 302/2016/TT-BTC ban hành về mức thuế môn bài đối với Chi nhánh công ty hiện nay là 1.000.000VNĐ/năm.

 Riêng đối với những Chi nhánh được đăng ký vào 06 tháng cuối năm thì đóng ½ mức thuế môn bài quy định.


5. Những trường hợp nên thành lập Chi nhánh

Với những trường hợp địa điểm đó là nơi sản xuất của Công ty, tại địa điểm này muốn trực tiếp nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh độc lập thì nên thành lập Chi nhánh.

 

Trường hợp tại địa điểm này chỉ là nơi trao đổi, giới thiệu sản phẩm hoặc trao đổi xúc tiến thương mại thì nên thành lập Văn phòng đại diện.

 

Trường hợp chỉ là nơi sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa nhưng tất cả đều phụ thuộc vào công ty mẹ thì nên thành lập Địa điểm kinh doanh.

Như vậy, tùy theo nhu cầu của công ty mà đăng ký hình thức sao cho phù hợp. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0936 234 077  để được hỗ trợ miễn phí.

 

Xem thêm:

  • Thủ tục thành lập Văn phòng đại diện
  • Thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn