Thay đổi giấy phép kinh doanh

Để phù hợp với quy mô cũng như định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, khi có các thay đổi thông tin như: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện, bổ sung ngành nghề hay tăng/giảm vốn điều lệ… doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi giấy đăng ký kinh doanh.

Đây là việc làm bắt buộc khi có sự thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh để không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp và tránh những xử phạt hành chính không nên có. Cùng Luật Nguyên An tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020.

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp nào cần Thay đổi giấy phép kinh doanh – giấy chứng nhận kinh doanh

✍ Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh (gồm địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh, địa chỉ văn phòng đại diện …) đều phải tiến hành thủ tục thay đổi Giấy phép kinh doanh.

✍ Thay đổi Giám đốc hoặc Người đại diện pháp luật, người đứng đầu chi nhánh.

✍ Thay đổi cổ phần của cổ đông sáng lập Công ty Cổ Phần, thay đổi phần vốn góp trong công ty TNHH…

✍ Thay đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty.

✍ Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty.

✍ Thay đổi vốn điều lệ công ty (bao gồm thay đổi tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty).

✍ Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty.

✍ Thay đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH lên Cổ Phần và Từ Cổ Phần xuống TNHH.

Hồ sơ, thủ tục Thay đổi giấy phép kinh doanh về ngành nghề kinh doanh

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định, doanh nghiệp cần điều chỉnh vốn điều lệ sao cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp cần xuất trình văn bản, giấy tờ chứng minh vốn pháp định, như: Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, văn bản góp vốn.
  • Đối với những ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp cần xuất trình chứng chỉ đối với ngành nghề đó.

Hồ sơ Thay đổi giấy phép kinh doanh khi đổi tên doanh nghiệp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp.
  • Biên bản họp (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty Cổ phần).
  • Quyết định thay đổi tên doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị công bố thông tin doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục (Nếu không phải người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục).

Hồ sơ thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp

Đối với trường hợp thay đổi trụ sở cùng quận, huyện, hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp.
  • Biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của công ty.
  • Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của công ty.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.

Đối với trường hợp thay đổi trụ sở khác quận, huyện, hồ sơ bao gồm:

  • Theo mẫu 09, 09a (sau khi chốt thuế tại chi cục thuế địa chỉ cũ của công ty).
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về thay đổi trụ sở công ty.
  • Biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của công ty.
  • Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của công ty.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải thực hiện việc tăng vốn trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp tăng vốn điều lệ

Doanh nghiệp được tăng vốn điều lệ theo các hình thức sau:

  • Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu tăng vốn đầu tư hoặc huy động vốn từ người khác.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Các thành viên tăng vốn góp hoặc thêm nhà đầu tư mới.
  • Công ty Cổ phần: Phát hành cổ phiết; Chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần.

Hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc tăng vốn điều lệ.
  • Dự thảo điều lệ mới.
  • Văn bản, chứng từ chứng minh việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công chứng, chứng thực.

Trường hợp giảm vốn điều lệ

Thủ tục giảm vốn điều lệ tương đối phức tạp, cụ thể có các hình thức giảm vốn điều lệ như sau:

  • Công ty TNHH một thành viên; Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giảm vốn trong trường hợp chủ sở hữu không góp đủ số vốn khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã hoạt động 02 năm liên tục từ ngày đăng ký, muốn giảm vốn khi đã thanh toán hết các khoản nợ.
  • Công ty TNHH hai thành viên: Doanh nghiệp mua lại phần vốn góp của thành viên trong công ty. Các thành viên không góp đủ số vốn đã cam kết khi thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã hoạt động trên 02 năm liên tục kể từ thời điểm thành lập, đã thanh toán hết các khoản nợ và muốn giảm vốn điều lệ.
  • Công ty Cổ phần: Cổ đông không góp đủ số vốn đã cam kết góp. Doanh nghiệp mua lại cổ phần đã phát hành. Doanh nghiệp đã hoạt động được trên 02 năm liên tục từ thời điểm đăng ký, thanh toán hết các khoản nợ và có mong muốn giảm vốn điều lệ.

Hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ

  • Thông báo giảm vốn điều lệ của công ty.
  • Quyết định và biên bản họp của hội đồng thành viên, hội đồng cổ đông về việc giảm vốn.
  • Dự thảo điều lệ sau khi giảm vốn.
  • Cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ sau khi giảm vốn điều lệ.
  • Báo cáo tài chính tại kỳ gần nhất trước khi giảm vốn.

Quy trình thực hiện Thay đổi giấy phép kinh doanh tại Luật Nguyên An

Bước 1: Quý khách hàng liên hệ để đưa ra yêu cầu cho chúng tôi về thông tin doanh nghiệp và các nội dung dự kiến thay đổi, cùng các băn khoăn đang cần giải đáp theo thông tin.

Bước 2: Quý khách hàng sẽ cung cấp chi tiết các thông tin dự kiến thay đổi trên Giấy phép kinh doanh và nhận dự thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Ký kết hợp đồng, ký hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh và cung cấp tài liệu.

Bước 4: Nhận kết quả sau khi chúng tôi hoàn thành nội dung công việc theo hợp đồng

Sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Luật Nguyên An bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi được sự hỗ trợ trực tiếp từ các Luật sư kinh nghiệm. 

Xem thêm: 

Thủ tục thành lập công ty cổ phần 2021

Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

Thành lập chi nhánh công ty FDI

Chat Tư Vấn