Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI như thế nào?

Cùng Luật Nguyên An tìm hiểu một số thông tin về thủ tục thành lập. Và quy định của pháp luật về Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI. Dành cho người nước ngoài kinh doanh và đầu tư tại Việt nam qua bài viết dưới đây nhé!

Văn phòng đại diện là gì? 

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Bản chất văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Không được phát sinh doanh thu cũng như ký kết hợp đồng với khách hàng. Mà chỉ được thực hiện các công việc xúc tiến, giao dịch thay cho công ty mẹ. Vì vậy, ưu điểm lớn nhất của văn phòng đại diện là không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế. Cũng như không phải nộp thuế môn bài. Trong quá trình mở rộng kinh doanh, thành lập văn phòng đại diện FDI là một lựa chọn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ sở pháp lý quy định về Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

  • Luật Thương mại năm 2006.
  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

✅ Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận.

✅ Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm. Kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký.

✅ Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động. Thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam.

✅ Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam.

✅ Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam. Hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia. Vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Hồ sơ Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

➱ Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

➱ Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. Được cơ quan có thẩm quyền nơi công ty nước ngoài thành lập xác nhận.

➱ Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài.

➱ Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế. Hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất. Hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại. Và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

➱ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam). Hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện.

Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

Hợp đồng thuê văn phòng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê. (Nếu thuê của doanh nghiệp cần cung cấp thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản).

Ngoài ra, địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện công ty nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Một số lưu ý khi Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

Hoạt động của văn phòng đại diện:

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại theo luật định. Chứ không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài. Trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

Được giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau: thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện. Vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuyển dụng lao động (Việt Nam hoặc nước ngoài) để làm việc cho văn phòng đại diện. Mở tài khoản phục vụ cho hoạt động của văn phòng đại diện.

Hoạt động xúc tiến thương mại được phép thực hiện:

Khuyến mại: Không được thực hiện.

Quảng cáo thương mại: Văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện mà chỉ có thể ký hợp đồng (khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền). Với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện hoạt động này.

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: Văn phòng đại diện chỉ được trưng bày. Giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cho thương nhân mà mình đại diện tại trụ sở văn phòng đại diện. Ngoài trường hợp này thì văn phòng đại diện chỉ được ký hợp đồng. (Khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền) với thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để thực hiện hoạt động này.

Hội chợ, triển lãm thương mại: Văn phòng đại diện không được trực tiếp thực hiện mà chỉ có thể ký hợp đồng (khi được thương nhân nước ngoài ủy quyền). Với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.

Số lượng văn phòng đại diện:

Một thương nhân nước ngoài không được thành lập nhiều hơn một văn phòng đại diện có cùng một tên gọi trong phạm vi một tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương.

Trụ sở văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện có thể ký hợp đồng thuê trụ sở để thực hiện hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên không được cho mượn hoặc cho thuê lại trụ sở.

Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

Dịch vụ tư vấn Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI 

↠ Tư vấn trước thành lập về các vấn đề liên quan đến việc thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

↠ Soạn thảo hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. Phù hợp với các yêu cầu của Khách hàng và quy định của pháp luật. Hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

↠ Xin cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

↠ Đăng ký cấp con dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu cho Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

↠ Đăng ký và hoàn thành thủ tục cấp Thông báo mã số thuế nộp hộ cho Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

↠ Theo dõi hồ sơ trong quá trình nhận sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền.

↠ Tư vấn các thủ tục sau thành lập Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

↠ Kê khai thủ tục nhân sự, lao động của văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam với Sở Công thương, cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem thêm

Chat Tư Vấn