Thành Viên Nước Ngoài Góp Vốn Công Ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam qua các hình thức: Góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp thì không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Nghị định 118/2015 NĐ-CP trừ những trường hợp sau:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế.

Cách hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam
Cách hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam

I. Các hình thức góp vốn:

1. Góp vốn, phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hoặc mua lại toàn bộ phần vốn của doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH 1 thành viên khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên, Cổ phần phải được sự chấp thuận của các thành viên, cổ đông còn lại.

2. Mua cổ phần:

a) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu của các công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa;

c) Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

d) Nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm cả các công ty đại chúng niêm yết và các công ty đại chúng chưa niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán.


II. Các hình thức thanh toán góp vốn, mua cổ phần

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua của ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối tại thời điểm góp vốn, mua cổ phần sau khi được đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp chấp thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối;

2. Trường hợp góp vốn, mua cổ phần bằng tài sản hợp pháp khác (không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi) phải được định giá bằng một trong hai phương thức sau:

a) Định giá bởi các tổ chức định giá độc lập và được các thành viên, cổ đông sáng lập của doanh nghiệp được góp vốn và người góp vốn cùng nhau chấp thuận;

b) Doanh nghiệp thành lập Hội đồng định giá và cùng với người góp vốn thỏa thuận về giá.

3. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam bằng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, chuyển giao công nghệ và các tài sản khác phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về công nghệ, văn hóa và môi trường, sở hữu trí tuệ, xuất nhập khẩu.

4. Việc mua bán chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán được thực hiện bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán.


III. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam:

1. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức:

a) Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này;

b) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký;

Nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của các tài liệu cung cấp.

c) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân:

a) Có tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này.

b) Bản sao- chứng thực hộ chiếu (không quá 06 tháng)

c) Các điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

3. Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán phải thực hiện theo quy định về luật chứng khoán.


IV. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2014 cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 46 Nghị định 118/2015 NĐ-CP, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư;

Bước 2: Sau khi nhận được thông báo chấp thuận của Sở KH&ĐT, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.


V. Kết luận:

  • Như vậy điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam, trước hết nhà đầu tư phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, sau đó làm văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn nộp cho Sở KH&ĐT nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày có chấp thuận của Sở KH&ĐT, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài làm thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông góp vốn nộp cho cơ quan Đăng ký kinh doanh để được thay đổi cấp giấy phép kinh doanh mới.

Xem thêm các thủ tục khác:


Phương thức tiếp cậnTiến trình công việc tại Nguyên An Luật:

  • Cử chuyên viên tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục
  • Soạn thảo tất cả các văn bản, hồ sơ nộp cho cơ quan cấp phép
  • Thay mặt khách hàng hoàn tất các thủ tục tại cơ quan cấp phép
  • Bàn giao hồ sơ tại nhà cho quý khách

Khi Quý khách hàng lựa chọn Nguyên An Luật để làm dịch vụ, mọi thủ tục liên quan tới cơ quan cấp phép đều được chúng tôi thay mặt bạn giải trình và nộp những hồ sơ theo yêu cầu.


Lệ phí thay đổi thành viên là nhà đầu tư nước ngoài: 200$ – 400$ tùy theo

Thời gian cấp phép: 20 ngày làm việc


Quý khách cần tư vấn thêm hãy gọi ngay 08 3514 0777 Hoặc 0936 234 077 Ms Yến để được tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn