Người nước ngoài làm đại diện pháp luật công ty Việt Nam

Người nước ngoài có được làm đại diện pháp luật công ty Việt Nam


Để đáp ứng được tiêu chí và điều kiện làm đại diện theo pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam. Người nước ngoài phải có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty. Có năng lực hành vi dân sự và phải thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.


người nước ngoài làm đại diện pháp luật
Người nước ngoài làm đại diện pháp luật

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014, Luật lao động 2012


Xem thêm: Thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật

Điều kiện người nước ngoài làm đại diện pháp luật công ty Việt Nam:

 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 65: Tiêu chuẩn và điều kiện làm Gám đốc, Tổng giám đốc

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.


Khoản 2 Điều 18:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.


Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.


Như vậy, doanh nghiệp được quyền thuê người khác hoặc người nước ngoài làm đại diện pháp luật công ty. Tuy nhiên, để người nước ngoài làm đại diện pháp luật phải đáp ứng được các tiêu chuẩn trên và phải có năng lực, trình độ chuyên môn làm quản trị kinh doanh theo khoản 2 Điều 65 trên.

Thời gian người đại diện pháp luật được bổ nhiệm: Không quá 05 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 157, sau khi hết nhiệm kỳ làm đại diện pháp luật doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục bổ nhiệm lại.


Lưu ý: Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài làm đại diện pháp luật công ty tại Việt Nam, do vị trí công việc này thuộc cấp quản lý nên thủ tục và yêu cầu xin giấy phép lao động khác với những lao động ở vị trí khác. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ của người dự kiến làm đại diện pháp luật trước khi tuyển dụng. Hoặc xem thêm thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cấp quản lý tại đây


Luật lao động 2012: Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài

Điều 170. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Như vậy trước khi doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài phải tiến hành làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động tới Sở LĐTB & XH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong văn bản giải trình doanh nghiệp phải chứng minh được người lao động nước ngoài đáp ứng được điều kiện làm việc và phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các đối tượng được miễn giấy phép lao động:

Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.


Về trường hợp người nước ngoài làm đại diện pháp luật đang sinh sống và làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam, nếu không phải thành viên góp vốn công ty thì bắt buộc doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.


Dịch vụ thay đổi đại diện pháp luật là người nước ngoài tại Nguyên An Luật:

  • Tiếp nhận thông tin và tư vấn cho khách hàng
  • Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu
  • Thay mặt khách hàng hoàn tất mọi thủ tục với cơ quan cấp phép
  • Giao và nhận hồ sơ tận nơi theo yêu cầu

Lệ phí: 1.000.000VNĐ

Thời gian có GPKD: 05 ngày làm việc

Quý khách cần tư vấn thêm vui lòng gọi 028 3514 0777 hoặc 0936 234 077 Ms Yến để được tư vấn miễn phí!


Xem thêm về:


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn