Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp

Hiện nay theo thống kê cả nước có tới gần 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đóng vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, cùng với đó đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động không thua kém gì so với các doanh nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66 Nghị Định 78/2015 đối với những hộ kinh doanh có nguồn lao động trên 10 người phải làm thủ tục chuyển đổi lên doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp).

Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Nhà nước luôn khuyến khích các hộ sản xuất kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, bởi bản chất các hộ kinh doanh bị hạn chế rất nhiều khía cạnh như: hạn chế các hoạt động kinh doanh, số lượng lao động, chỉ được hoạt động trong phạm vi quận/ huyện mà không được mở rộng quy mô thành chi nhánh hay văn phòng đại diện tại các địa phương khác.

Tuy nhiên, việc khuyến khích này mới chỉ áp dụng cho những hộ sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, có số lượng lao động từ 10 người trở lên. Bởi khi chuyển đổi lên doanh nghiệp, quy mô hoạt động sẽ được mở rộng ra tới thương trường quốc tế. Từ đó nguồn lao động cũng được cải thiện về chất lượng lao động, an toàn và phúc lợi từ đó mà ổn định hơn.


Chương I: Phân tích

Trước khi tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp, quy trình thành lập công ty. Nguyên An Luật xin phân tích rõ những đặc điểm khác nhau giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp.

I. Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể:

Ưu điểm:

  • Dễ dàng xin giấy phép hộ kinh doanh
  • Thủ tục giải thể đơn giản
  • Chi phí thấp
  • Không phải báo cáo khai thuế định kỳ, thuế thu nhập cá nhân, nghĩa vụ thuế…

Nhược điểm: 

  • Hạn chế phạm vi quyền hoạt động kinh doanh
  • Chỉ được hoạt động tại nơi đăng ký quận/ huyện mà không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương khác
  • Khó hỗ trợ vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh
  • Chỉ được sử dụng dưới 10 (mười) lao động (quy định tại Điều 66 Nghị định 78/2015)

II. Ưu nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp

Ưu điểm:

  • Tự do kinh doanh mọi ngành nghề mà luật không cấm
  • Tự do mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trên toàn quốc
  • Không giới hạn số thành viên/ cổ đông cùng góp vốn tham gia thành lập
  • Được điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Dễ dàng hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
  • Được hỗ trợ vay vốn doanh nghiệp để mở rộng hoạt động sản xuất
  • Không giới hạn số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp

Nhược điểm:

  • Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh phức tạp
  • Chi phí cao do phải đóng nhiều khoản thuế (Thuế môn bài, Thuế TNDN, TNCN)
  • Phải đăng ký bảo hiểm cho lao động khi làm việc tại doanh nghiệp
  • Phải báo cáo thuế định kỳ hằng quý, hằng năm

Xem thêm về:


Chương II: Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Do thủ tục cấp phép giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khác nhau, cụ thể hộ kinh doanh được UBND Quận/ huyện cấp phép, doanh nghiệp được Sở KH&ĐT cấp Tỉnh cấp phép. Vì vậy khi hộ kinh doanh muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp phải làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, sau đó làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh thành lập doanh nghiệp nộp lên Sở KH&ĐT cấp tỉnh. Hoặc có thể hoạt động song song cả hai.

I. Thủ tục giải thể hộ kinh doanh:

  • Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh
  • Bản chính giấy phép
  • Thông báo chấp thuận đã hoàn tất các thủ tục về thuế

Thời gian và lệ phí:

Thời gian: 05 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Lệ phí nhà nước: 100.000VNĐ 


II. Thủ tục thành lập công ty

1. Thành lập Công ty TNHH 1 Thành viên

  • Điều lệ công ty
  • Mẫu thông báo thành lập công ty
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, Đại diện pháp luật

2. Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên

  • Điều lệ công ty
  • Mẫu thông báo thành lập công ty
  • Danh sách thành viên
  • Gấy tờ chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên

Đối với tổ chức góp vốn phải có:

  • Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn thành lập công ty
  • Biên bản họp hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị
  • Danh sách người đại diện ủy quyền góp vốn
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện góp vốn
  • Bản sao giấy phép kinh doanh

3. Thành lập công ty Cổ phần:

  • Điều lệ
  • Mẫu thông báo thành lập công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông sáng lập

Đối với tổ chức góp vốn phải có:

  • Quyết định của chủ sở hữu/ Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn
  • Biên bản họp hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị về việc góp vốn
  • Danh sách người đại diện ủy quyền góp vốn
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện
  • Bản sao giấy phép kinh doanh

Sau khi doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo mẫu tương ứng với các loại hình doanh nghiệp, tiến hành thủ tục nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh/ TP nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. Đối với hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc.

Như vậy, Nguyên An Luật đã phân tích và hướng dẫn cho quý khách về quy trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể lên doanh nghiệp. Để không mất nhiều thời gian và am hiểu về thủ tục pháp lý, quý khách nên lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Nguyên An Luật. Chúng tôi sẽ thay mặt quý khách hàng hoàn tất mọi thủ tục với cơ quan cấp phép và bàn giao kết quả tại nhà cho quý khách.

Xem thêm:


Vì sao chọn Nguyên An Luật?

  • Tư vấn chuyên nghiệp, tỉ mỉ – Đúng luật
  • Chi phí dịch vụ thấp nhất
  • Giao nhận hồ sơ tận nơi
  • Hậu mãi lâu dài, chu đáo
  • Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh nhanh từ 01-03 ngày

Tiến trình công việc tại Nguyên An Luật:

  • Tiếp nhận và tư vấn theo thông tin yêu cầu của khách hàng
  • Soạn thảo hồ sơ liên quan
  • Thay mặt khách hàng hoàn tất mọi thủ tục với cơ quan cấp phép
  • Bàn giao kết quả tận nơi khách hàng

Quý khách chỉ cần cung cấp thông tin ngành nghề kinh doanh chính của quý khách, qua đó Nguyên An Luật sẽ tra cứu tìm đúng mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh, lựa chọn những mã ngành phụ khác để quý khách hàng yên tâm kinh doanh mọi ngành nghề.


Quý khách hàng có nhu cầu hãy gọi ngay hotline: (028) 3514 0777 hoặc

Văn phòng tư vấn tại :

42 Mê Linh. Phường 19. Quận Bình Thạnh, TP HCM

Điện thoại: (028) 3514 0777 – 0977 433 877 – 0936 234 077

Hoặc tư vấn trực tuyến tại Website  nguyenanluat.vn


 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Tư Vấn