Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần. Chuyển nhượng lại phần góp vốn, vốn góp của mình cho một cổ đông khác. Trừ một số trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014. Nhưng không làm thay đổi cấu trúc vốn điều lệ.

Hợp đồng Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới

Mẫu: 

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Hình thức hợp đồng Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới

Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015

“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Hợp đồng cũng là một giao dịch dân sự, nên cũng có thể được thực hiện bằng lời nói. Bằng văn bản hoặc một hành vi cụ thể. 

Hiện nay Luật Doanh nghiệp hiện hành không quy định hình thức Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Thì đối với trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong CTY Cổ phần chưa niêm yết. Thì hồ sơ kèm theo phải có Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp đã quy định một cách gián tiếp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần phải được thực hiện bằng văn bản. (Mà không có quy định phải công chứng, chứng thực). Các bên tự nguyện giao kết và tự chịu trách nhiệm với nội dung của hợp đồng.

Nội dung hợp đồng Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được lập dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng. Các bên được quyền tự thỏa thuận xây dựng các điều khoản trong hợp đồng ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng.

Phù hợp với các văn bản pháp luật chuyên ngành. Điều lệ Công ty và mục tiêu mà các bên hướng tới. Vì vậy, sẽ không có một mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cụ thể nào áp dụng chung cho tất cả các vụ việc chuyển nhượng cổ phần.

Để hạn chế rủi ro, giảm thiểu tranh chấp cho các bên thì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cần có những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Đối tượng của Hợp đồng;

Thứ hai: Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

Thứ ba: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

Thứ tư: Thỏa thuận về kế thừa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ.

Thuế chuyển nhượng cổ phần năm 2021

Thuế chuyển nhượng cổ phần là thuế thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán trong công ty cổ phần. Hay còn được hiểu là khoản tiền mà cá nhân hay tổ chức phải nộp khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần.

Thuế chuyển nhượng cổ phần là một trong những vấn đề đang được quan tâm đối với các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác.

Trong bài viết này, Luật Nguyên An sẽ cùng các bạn tìm hiểu và làm rõ các nội dung trên theo các quy định mới nhất.

Đối tượng phải nộp thuế Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới

Tại điều 110, chương V Luật doanh nghiệp 2014 đối với công ty cổ phần. Cổ đông trong công ty đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của họ trừ hạn chế theo khoản 3 điều 119 và khoản 1 Điều 126. (Trường hợp cổ đông sáng lập hoặc điều lệ công ty có quy định hạn chế).

Khi chuyển nhượng cổ phần các cổ đông cần phải lưu ý đến vấn đề sau:

Căn cứ điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2, tại thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Các thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán đến thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Các loại thuế phải nộp khi chuyển nhượng cổ phần:

Tại Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012. Nội dung hướng dẫn được sửa đổi bởi Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định rõ ràng như sau.

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau. Trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng trong các tổ chức kinh tế.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng góp vốn chứng khoán.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng góp vốn dưới các hình thức khác.

Đối với trường hợp cá nhân cư trú

Tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: Áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản…

Đối với trường hợp cá nhân không cư trú

Tính thuế đối với cá nhân không cư trú thì tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Theo đó cổ phần được coi là vốn của cổ đông trong công ty cổ phần theo quy định trên thì cá nhân (cổ đông) khi chuyển nhượng. Mua bán cổ phần sẽ bị đánh thuế vì phát sinh thu nhập thuộc trường hợp chịu thuế.

Mức thuế và cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể đối với từng công ty và hình thức kinh doanh.

Hồ sơ kê khai thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng 

✏ Tờ khai thuế TNCN thu nhập từ chuyển nhượng vốn mẫu 04/CNV-TNCN. Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính. (Nếu cổ đông tự kê khai) hoặc dùng Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn Mẫu 06/TNCN.

✏  Bản sao Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.

✏  Tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán. Hợp đồng mua lại phần vốn góp trong trường hợp có vốn góp do mua lại.

✏  Bản chụp các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp. Và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.

Sau khi nhận được hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế thì Cơ quan thuế lập Thông báo số thuế phải nộp mẫu số 12-1/TB-TNCN. Gửi cho cá nhân (kể cả trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp). Nhận được thông báo tức là bạn đã chấp hành đúng quy định pháp luật rồi.

Chuyển nhượng cổ phần theo luật mới – LUẬT NGUYÊN AN

Xem thêm

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài.

Thành lập công ty 100 vốn đầu tư nước ngoài.

Chat Tư Vấn