Xin giấy phép mua bán hàng hóa

Mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa là hoạt động trao đổi hàng hóa bao gồm dịch vụ xuất khẩu. Nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Đây là một trong những dịch vụ cơ bản của nền kinh tế. Do đó hoạt động bán lẻ được các nhà đầu tư rất quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam phải thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh trước khi bán lẻ hàng hóa. Cùng Luật Nguyên An tìm hiểu về những quy định của pháp luật để đáp ứng việc xin giấy phép mua bán hàng hóa tại nhé!

Căn cứ pháp lý Xin giấy phép mua bán hàng hóa:

  • Luật thương mại năm 2005.
  • Nghị định số 09/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thông tư 34/2013/TT-BCT công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa. Và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
Xin giấy phép mua bán hàng hóa

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa:

Điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước

⤑ Có CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân.

⤑ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

⤑ Không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (công chức, viên chức…).

⤑ Tổ chức, cá nhân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập. Và quản lý doanh nghiệp kinh doanh mua bán hàng hóa. 

⤑ Không được kinh doanh những mặt hàng pháp luật nghiêm cấm. 

Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn Xin giấy phép mua bán hàng hóa

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường. Vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí…
  • Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí – Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ. Dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

Ngoài ra, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hóa theo hình thức lập cơ sở bán lẻ cần các điều kiện sau:

🔸 Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.

🔸 Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động.

🔸 Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý.

🔸 Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý.

🔸 Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường. Phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý.

🔸 Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể.

🔸 Tạo việc làm cho lao động trong nước.

🔸 Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý.

🔸 Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý.

🔸 Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hồ sơ Xin giấy phép mua bán hàng hóa:

Đối với nhà đầu tư trong nước

➫ Bản dự thảo về điều lệ của doanh nghiệp mà được ký bởi người được đại diện pháp luật và những cổ đông sáng lập hay bởi người được đại diện dựa vào sự ủy quyền từ các cổ đông sáng lập.

➫ Giấy tờ đề nghị việc đăng ký hoạt động kinh doanh được ký bởi đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.

➫ Bản sao được công chứng của Hộ chiếu hay CMND đối với những cổ đông hay thành viên.

➫ Bản danh sách về các thành viên, cổ đông sáng lập và cần phải có đầy đủ chữ ký của toàn bộ những đại diện pháp luật, thành viên và cổ đông.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài

 Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hóa

➫ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

➫ Bản giải trình có nội dung.

  •  Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  •  Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh. Trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường. Nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh.
  •  Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên. Giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
  • Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Lưu ý về việc Xin giấy phép mua bán hàng hóa:

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp miễn phí vui lòng liên hệ với Luật Nguyên An qua Hotline theo số: 0936234077 để được hỗ trợ.

Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa. Và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu, xuất khẩu. Bán buôn các hàng hóa không phải là dầu, mỡ bôi trơn không phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh.

Xem thêm: 

Thủ tục thành lập công ty cổ phần 2021

Thành lập văn phòng đại diện công ty FDI

Thành lập chi nhánh công ty FDI

Chat Tư Vấn